Trang web cá cược di động tốt nhất - Tại bet 188

Toàn văn phát biểu của Phó Chủ tịch nước tại Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban Địa vị phụ nữ Liên hợp quốc

Sáng 11/3 (theo giờ New York), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) đã diễn ra Lễ khai mạc Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban Địa vị phụ nữ (CSW68) của Hội đồng kinh tế, xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) với chủ đề: “Đẩy nhanh thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em, thông qua xóa đói, giảm nghèo, tăng cường thể chế và cung cấp tài chính có tính tới khía cạnh giới”. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại Khóa họp. Văn phòng Chủ tịch nước trân trọng giới thiệu Toàn văn phát biểu của Phó Chủ tịch nước tại diễn đàn quan trọng này: 

Chú thích ảnh

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại phiên khai mạc Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban Địa vị phụ nữ (CSW68) của Hội đồng kinh tế, xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC). Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại Hoa Kỳ

 

Thưa Ngài Chủ tịch khóa họp,

Thưa các vị Trưởng đoàn,

Thưa Quý vị đại biểu,

Chúng ta vừa k niệm trọng thể Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, cùng vui mừng về những thành tựu mới, nhiều mặt trong sự nghiệp bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn rất khó khăn, thách thức, nhất là trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế, hiện có hàng trăm triệu phụ nữ và trẻ em gái đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn do tác động của xung đột, khủng hoảng, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và các thách thức an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, viện trợ song phương cho các chương trình về bình đẳng giới lại giảm xuống so với trước đây.

Chính vì vậy, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ chủ đề của Khoá họp lần này là “Tăng tốc nỗ lực đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái thông qua giảm nghèo, tăng cường thể chế và tài chính với quan điểm giới”. Để làm được điều đó, chúng tôi xin đề xuất 4 lĩnh vực ưu tiên sau:

1. Đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ trong các cơ chế quyết định về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhấtcác chính sách hỗ trợ phụ nữ trong xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm sinh kế, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái ở những nơi xảy ra khủng hoảng nhân đạo.

2. Tăng cường trao quyền và tạo cơ hội tiếp cận cho phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, gắn với phòng, chống phân biệt đối xử và bạo lực trên không gian mạng.

3. Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Thúc đẩy quan hệ đối tác vì phát triển bền vững; tăng cường hỗ trợ tài chính và tư vấn xây dựng thể chế, chính sách cho các nước đang phát triển; chia sẻ, lan toả, phát huy hiệu quả các mô hình tốt để nâng cao vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, phát triển bền vững.

Thưa Quý vị đại biểu,

Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành và thực thi hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hoà bình và an ninh và các chương trình liên quan đã nêu nhiều biện pháp nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao vai trò của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh.

Từ những nỗ lực đó, Chỉ số khoảng cách giới của Việt Nam năm 2023 tăng 11 bậc, đứng thứ 72/146 quốc gia, trong đó, các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến bộ rõ rệt. Hiện tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 30,3%; tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 59%; tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp đạt 28,2%; tỷ lệ nữ tiến sĩ đạt 28%. Đặc biệt, Việt Nam có Chỉ số phát triển con người của nam và nữ gần như ngang nhau[1]; phụ nữ có thu nhập bằng 81,4% thu nhập ước tính của nam giới.

Thưa Quý vị đại biểu,

Xuyên sut dòng chy thi đi, ph n luôn là nhng s gi của hòa bình và bác ái, là lực lượng không thể thiếu, có ý nghĩa quyết định trong mọi tiến trình hoà bình, an ninh, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, những tiềm năng to lớn của phụ nữ cần được phát huy mạnh mẽ, hiện thực hoá bằng những cam kết và nguồn lực tương xứng. Trong tiến trình đó, Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, qua đó, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Chúc quý vị đại biểu luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Chúc khóa họp thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.


[1] Theo Báo cáo Phát triển con người của LHQ giai đoạn 2021-2022; chỉ số phát triển con người của Việt Nam là 0,703, trong đó của nam là 0.704 và nữ là 0,702.

Nguồn:VPCTN Copy link